Sống khỏe mỗi ngày

Trang blog sức khỏe online của chúng tôi hy vọng cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn sống khỏe mỗi ngày.

Bệnh trĩ nội độ 1, độ 2 và cách điều trị

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến, tuy nhiên không mấy bệnh nhân phân loại được bệnh trĩ cũng như nguyên nhân gây bệnh. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia của sức khỏe online sẽ phân tích cụ thể hơn về trĩ nội độ 1 và độ 2.

Bệnh trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2

Trĩ hình thành là do sự căng giãn quá mức các tĩnh mạch trực tràng- hậu môn gây viêm, sưng hoặc xuất huyết. Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ chủ yếu là do táo bón lâu ngày, phụ nữ mang thai, những người làm công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu.

benh-tri-noi-do-1

>>> Khám nam khoa ở đâu tốt

>>> Chi phí khám nam khoa là bao nhiêu?

>>> Cách trị trĩ nội bằng đu đủ

Trĩ nội có các đặc điểm như sau:

☛ Xuất phát ở bên trên đường hậu môn.

☛ Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn.

☛ Không có thần kinh cảm giác.

☛ Chảy máu, sa, nghẹt và viêm da quanh hậu môn.

Trĩ nội thường được phân thành 4 cấp độ: Trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2, trĩ nội độ 3 và trĩ nội độ 4. Trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 là những giai đoạn mới hình thành của bệnh hay còn gọi là trĩ nội ở giai đoạn nhẹ. Cụ thể như sau:

Trĩ nội độ 1: bệnh nhân mới có triệu chứng chảy máu ở hậu môn, mà máu chảy cũng rất kín đáo, chỉ là những sợi máu nhỏ dính lẫn trong phân hoặc một chút máu thấm vào giấy vệ sinh. Nếu người bệnh không thực sự chú ý thì rất khó có thể phát hiện được ra.

Trĩ nội độ 2: Búi trĩ đã hình thành và bắt đầu sa xuống mỗi lần bệnh nhân đi cầu, tuy nhiên búi trĩ này có thể tự co lên được và nó cũng chưa gây đau đớn gì nhiều cho người bệnh.

Cách điều trị trĩ nội độ 1 và độ 2

Đây là 2 giai đoạn sớm của bệnh trĩ nội, nếu người bệnh phát hiện kịp thời thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc điều trị, bệnh có thể khỏi triệt để nếu người bệnh kiên trì và chịu khó điều trị.

Các chuyên gia cho biết: hai giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội, bệnh nhân có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, trước khi có thể tự về nhà và điều trị bệnh thì bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám và làm rõ nguyên nhân gây bệnh:

f:id:ThanhHang:20181120190358j:plain

Đối với phương pháp điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt tại chỗ cho bệnh nhân. Thuốc uống thường là dạng kháng sinh giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giảm đau rát và khó chịu cho người bệnh.

Thuốc bôi có tác dụng trực tiếp tại vùng da bị tổn thương ở hậu môn, còn đối với thuốc đặt sẽ dùng để đặt trực tiếp vào hậu môn giúp cho búi trĩ co lại. Trĩ nội độ 1 có thể chưa cần dùng đến thuốc đặt.

Lưu ý khi chữa trĩ nội độ 1

Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, bệnh nhân còn phải chú ý trong việc tự chăm sóc bản thân bằng các việc cụ thể sau đây:

Vệ sinh sạch hậu môn, không lạm dụng quá đà đổ dung dịch tẩy rửa. Mặc đồ khô thoáng, có tính thấm hút cao.

Không ngồi quá lâu khi đi cầu, nếu được thì hãy vệ sinh bằng nước thay cho việc dùng giấy vệ sinh.

Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya, hay làm việc quá căng thẳng, đặc biệt là không nên ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng khi đang bị bệnh trĩ (tốt nhất bạn nên kiêng tuyệt đối) thay vào đó hãy tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ quả và uống nhiều nước.

Chăm vận động bằng những bài tập phù hợp với cơ thể. Đối với những người làm việc văn phòng hoặc những người phải làm công việc đứng quá lâu thì nên tìm cách di chuyển nhiều lần trong giờ làm, tránh tình trạng ngồi ì một chỗ.

Kiên trì điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh tùy tiện đổi thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, điều này chỉ khiến hiệu quả chữa bệnh của bạn bị suy giảm thêm.